THÁP GIẢI NHIỆT LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ, CHỨC NĂNG
Trong quy trình sử dụng các thiết bị công nghiệp, hệ thống điều hòa,…thì tháp giải nhiệt là thiết bị khá cần thiết. Tuy nhiên, cấu tạo, nguyên lý và chức năng của tháp như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây của Dosamec sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này nhé!
Nội dung bài viết
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp giải nhiệt còn gọi là tháp làm mát, tháp tản nhiệt. Là thiết bị dùng để giải phóng bớt lượng nhiệt dư thừa của nước ra ngoài khí quyển. Lượng nước đã được làm mát sẽ tiếp tục đưa quay lại phục vụ nhu cầu giải nhiệt. Giúp duy trì sự ổn định, đảm bảo năng suất hoạt động cho các doanh nghiệp.
Tháp giải nhiệt là gì?
Tháp tản nhiệt thường được sử dụng trong ngành điện lạnh, nhựa, thủy hải sản, dược phẩm, luyện kim, cáp điện,… Tháp còn giúp làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt. Do đó mà việc sử dụng tháp tản nhiệt sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn về năng lượng và chi phí.
Cấu tạo các bộ phận trong tháp làm mát
Một tháp giải nhiệt cơ bản sẽ bao gồm các bộ phận chính sau:
Cấu tạo của tháp tản nhiệt
- Tấm tản nhiệt: Được làm từ gỗ hoặc nhựa PVC, có nhiệm vụ chính là phân chia nước. Tấm tản nhiệt được chia thành 2 kiểu chính là dạng màng và dạng phun. Với nhiều hình dạng khác nhau như: Tròn, vuông, gợn sóng,…
- Cánh quạt: Có vai trò thông gió, mang không khí bay hơi từ nước nóng thải ra ngoài khí quyển. Linh kiện thường được sản xuất từ nhựa, nhôm,… Có thể chịu được các tác động ăn mòn trong môi trường.
- Động cơ: Được thiết kế để chống thấm nước, chuyển động bằng bánh răng nên an toàn cao. Động cơ sẽ được gắn với cánh quạt, khi động cơ hoạt động, cánh quạt sẽ quay.
- Vòi phun: Có vai trò phân phối nước một cách đồng đều lên bề mặt tấm tản nhiệt.
- Vỏ và đế tháp giải nhiệt: Vỏ tháp giải nhiệt là bộ phận ngoài cùng giúp bao bọc, bảo vệ các linh kiện. Phần bỏ sẽ được chế tạo bằng các vật liệu bền bỉ, không bị ăn mòn, han gỉ,… Ngoài ra, đế tháp phải chắc chắn để đảm bảo chịu được áp lực lớn khi nước thu hồi vào.
- Bồn chứa nước: Được lắp ở đáy tháp, dùng để chứa nước đã được làm mát. Bồn chứa nước thường thiết kế có điểm trũng hoặc có bộ thu nước. Có vai trò đưa nước đã làm mát vào ống dẫn để trở lại chu trình làm mát dùng nước.
Tháp giải nhiệt hoạt động như thế nào?
Dù có đa dạng chủng loại và kích thước khác nhau. Nhưng nguyên tắc hoạt động của tháp giải nhiệt công nghiệp cũng đều tương tự nhau.
Khi tháp hoạt động, nước sẽ trở thành chất làm mát tuần hoàn, hấp thụ nhiệt tỏa ra từ hệ thống. Sau đó, nhiệt sẽ được thải vào khí quyển và để lại dòng nước đã làm mát. Nguyên lý hoạt động của tháp là sự kết hợp giữa nước và không khí. Nhằm thực hiện quy trình trao đổi nhiệt và tạo thành hơi nước. Bay hơi nước sẽ lấy đi nhiệt theo nguyên tắc tản nhiệt bay hơi, truyền nhiệt đối lưu, truyền nhiệt bức xạ.
Nguyên lý hoạt động của tháp tản nhiệt
Khi hoạt động, nguồn nước nóng sẽ được bơm lên hệ thống phân phối nước ở trên đỉnh tháp. Lúc này, đầu phun và tay phun sẽ xoay để phun đầy nước lên tấm tản nhiệt. Không khí hút qua cửa hút gió sẽ đi qua bề mặt tấm tản nhiệt, tiếp xúc với nước khiến nước bay hơi. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ hơi nóng ra khỏi nước. Luồng không khí ẩm được hút ra khỏi đỉnh tháp, thải ra ngoài nhờ motor và cánh quạt quay. Nước lạnh được tạo thành sau đó sẽ trở lại nhờ bộ trao đổi nhiệt và lặp lại chu trình.
>>> XEM THÊM: Hệ thống máy lạnh Chiller là gì?
Công dụng của tháp làm mát là gì?
Ngày nay, tháp giải nhiệt được sử dụng phổ biến trong đời sống, bởi có các công dụng như:
Tháp giải nhiệt giúp tăng hiệu suất làm việc
Nhà xưởng là nơi sử dụng rất nhiều các thiết bị, máy móc. Điều này sẽ gây sản sinh ra nguồn nhiệt lớn, khiến máy móc nhanh bị hao mòn. Do đó, sử dụng tháp giải nhiệt sẽ giúp giảm nhiệt độ trong phân xưởng. Giúp máy móc hoạt động êm ái, bền bỉ, đem lại hiệu suất cao.
Giảm chi phí vận hành
Khi máy móc hoạt động ổn định sẽ hạn chế tối đa sự hư hỏng. Giúp doanh nghiệp không tốn quá nhiều chi phí sửa chữa, cũng như bảo trì máy móc thường xuyên.
Công dụng của tháp tản nhiệt
Ngoài ra, với quy trình hoạt động khép kín nên nguồn nước sẽ được tái sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng thiết bị làm mát nước cũng giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ đáng kể. Bởi doanh nghiệp sẽ không cần lắp đặt đến các hệ thống điều hòa cỡ lớn. Từ đó, giúp tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Tháp giải nhiệt giúp bảo vệ môi trường
Tháp tản nhiệt sẽ không tiêu hao quá nhiều điện năng và hạn chế hư hao dầu bôi trơn máy móc. Nên giúp bảo vệ môi trường sống, tránh các tác động xấu của môi trường.
Khi nào cần sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt?
Tháp giải nhiệt nước thường sử dụng trong hệ thống có khả năng làm mát bằng nước, gió. Do đó, bạn nên đầu tư, lắp đặt hệ thống thap giai nhiet trong các trường hợp sau:
- Hệ thống tỏa ra lượng nhiệt lớn, cần yêu cầu giải nhiệt cho các thiết bị, máy móc. Nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị lẫn người vận hành.
- Khu vực có máy móc, thiết bị lớn hoạt động liên tục. Cần phải sử dụng tháp tản nhiệt để đảm bảo hiệu suất làm việc.
- Lắp đặt tháp giải nhiệt để đáp ứng nhu sử dụng trong các hệ thống điều hòa không khí. Hoặc sử dụng trong các xưởng sản xuất sản phẩm đông lạnh như: Thủy hải sản, gia cầm,…
- Nhà xưởng cần làm mát các thiết bị máy móc để sản xuất: Nhôm, thép, ép nhựa, cáp điện,…
Khi nào cần lắp đặt tháp tản nhiệt
Khi bạn cần:
- Thiết kế, thi công hệ thống tháp giải nhiệt
- Sản xuất, gia công các loại ống gió
- Tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống thông gió
- Cung cấp, lắp đặt hệ thống điều không khí và thông gió
- Cải tạo, bảo trì hệ thống thông gió
Hãy nhấc máy lên và gọi cho Dosamec qua hotline 0988 200 200 (Mr. Vinh).
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp giải nhiệt. Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, báo giá, thiết kế thi công hệ thống làm mát, thông gió, vui lòng liên hệ.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DOSAMEC
- Hotline: 0988 200 200 (Mr. Vinh); 0918 512 200 (Mr. Vỹ)
- Email: quangvinh@dosamec.com
- Nhà xưởng: 6/3 Bà Điểm 9 – Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh