TÍNH CHỌN VẬN TỐC GIÓ CHO ĐƯỜNG ỐNG GIÓ VÀ MIỆNG GIÓ TRONG THIẾT KẾ HVAC
Nội dung bài viết
- 1. Các gặp phải khi tính kích thước ống gió, miệng gió
- 2. Việc chọn vận tốc gió trong thiết kế HVAC có vai tròn quan trọng như thế nào?
- 3. Những sai lầm khi tính kích thước ống gió, miệng gió.
- 4. Cách tính chọn vận tốc gió theo đúng tiêu chuẩn ASHRAE
- 5. Cách xác định vận tốc gió trong đường ống gió và tại miệng gió
- 6. Tổng kết
1. Các gặp phải khi tính kích thước ống gió, miệng gió
Tính chọn vận tốc gió cho ống gió, miệng gió như thế nào là hợp lý? Đây là vấn đề mà kể cả những bạn kỹ sư có nghiều năm kinh nghiệm, thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ,
Để tính toán kích thước miệng gió, ống gió khi đã có thông tin vận tốc và lưu lượng. Thì hầu như ai cũng có thể dễ dàng tính toán được. Nhưng ngược lại, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như:
– Đối với mỗi không gian có công năng khác nhau thì vận tốc, lưu lượng gió cấp là bao nhiêu?
– Căn cứ vào tiêu chuẩn nào để tính vận tốc gió?
– Khi xác định vận tốc gió, cần để ý đến những thông số nào? Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến không gian điều hòa?
2. Việc chọn vận tốc gió trong thiết kế HVAC có vai tròn quan trọng như thế nào?
Như chúng ta đã biết, khi tính chọn kích thước ống gió và miệng gió thì các giá trị mà bạn cần phải quan tâm nhất đó chính là lưu lượng và vận tốc gió qua chúng.
Việc xác định vận tốc gió dựa trên các cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật sao cho hợp lý là điều thực sự quan trọng. Đây cũng là điều mà hầu hết các kỹ sư thiết kế có kinh nghiệm vẫn luôn thắc mắc.
Giá trị vận tốc gió được tính chọn không hợp lý, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố khác như: độ ồn cho phép, không gian lắp đặt, năng lượng vận hành, chi phí vật tư, thậm chí là sức khỏe người sử dụng.
Bảng dưới, cho thấy sự ảnh hưởng qua lại giữa các giá trị liên quan vận tốc gió khi thiết kế hệ thống điều hòa không khi và thông gió.
Nhận xét:
Theo bảng tính trên ta thấy rằng, kích thước ống gió, miệng gió sẽ có tỷ lệ nghịch so với vận tốc gió được tính chọn:
– Nếu chúng ta chọn vận tốc gió nhỏ, thì ống gió cần tính chọn sẽ có kích thước lớn. Điều này sẽ làm tăng chi phí vật tư ống gió, bảo ôn/ cách nhiệt. Tuy nhiên năng lượng vận hành quạt và độ ồn sẽ ít hơn.
– Nếu tính chọn vận tốc gió lớn, thì sẽ giúp tiết kiệm được chi phí vật tư ống gió, cách nhiệt. Nhưng điều này sẽ gây tổn thất áp cao, làm tăng chi phí năng lượng vận hành quạt. Gây tiếng ồn lớn do hiện tượng ma sát xảy ra trong quá trình vận hành.
3. Những sai lầm khi tính kích thước ống gió, miệng gió.
– Xác định kích thước ống gió bằng việc chọn vận tốc theo quy đinh tên gọi ống nhánh hoặc ống chính.
– Tính toán ống gió theo phương pháp ma sát đồng đều nhưng giá trị Pa/m lại mặc định là 1 Pa/m hoặc thay đổi nhiều mức Pa/m trong cùng hệ thống.
– Tính toán kích thước ống gió nhưng bỏ qua sự ảnh hưởng của các giá trị khác như: nhiệt độ lưu chất, vật liệu ống, áp lực thành ống,…
– Tính toán kích thước miệng gió dựa trên kích thước mặt của miệng gió.
– Tính toán kích thước miệng gió mà không xét tới diện tích phần trống của từng loại miệng gió khác nhau.
4. Cách tính chọn vận tốc gió theo đúng tiêu chuẩn ASHRAE
– Đối với đường ống gió
Bảng – Tính chọn vận tốc đường ống gió tối đa theo tiêu chuẩn ASHRAE
– Đối với miệng gió
Bảng – Tính chọn vận tốc miệng gió tối đa theo tiêu chuẩn ASHRAE
Lưu ý:
Khi tính chọn vận tốc gió từ độ ồn thì cần tính đến sự tập hợp độ ồn từ nhiều miệng gió khác nhau trong không gian phòng làm cơ sở để lựa chọn.
Để biết được sự gia tăng thêm độ ồn từ nhiều miệng gió, chúng ta có thể dựa vào bảng sau.
Bảng – Giá trị độ ồn gia tăng thêm khi tăng số lượng miệng gió theo ASHRAE
5. Cách xác định vận tốc gió trong đường ống gió và tại miệng gió
a) Đối với đường ống gió:
– Căn cứ từ hệ thống thông gió cụ thể mà xác định mức vận tốc tối đa theo tiêu chuẩn.
– Từ thông số đã có, xác định mật độ tổn thất ma sát đồng đều Pam/m phù hợp.
– Từ mật độ Pa/m sẽ có vận tốc gió giảm dần theo lưu lượng các ống chính và ống nha nhánh tương ứng.
– Cần lưu ý thêm các thông số về lưu chất trong ống. Vì nó liên quan đến kích thước ống howcsj tổn thất áp chọn quạt.
b) Đối với miệng gió
– Căn cứ giá trị độ ồn theo tiêu chuẩn quy định để có mức vận tốc tối đa cho phép.
– Căn cứ giá trị độ ồn theo từng phòng để làm cơ sở tính toán
– Tính toán giá trị độ ồn từ các miệng gió trong phòng, van OBD và so sánh với tiêu chuẩn để chọn vận tốc gió phù hợp.
6. Tổng kết
– Việc tính chọn vận tốc gió tại miệng gió cần dựa vào khu vực không gian thiết kế như: Văn phòng, phòng ngủ hay nhà hàng để có sự chọn lựa hợp lý.
– Nếu sử dụng các loại miệng gió khác nhau như: Slot, linear thì sẽ ít có sự thay đổi về kết quả.
– Độ đóng mở của van OBD trong miệng gió cúng ảnh hưởng đến độ ồn. Nên thường không đóng quá 20% diện tích lỗ mở của miệng gió.
– Nếu không làm ảnh hưởng lớn đến chi phí thì không nên tính chọn vận tốc miệng gió tối đa cho phép. Mà nên chọn các mức thấp hơn để phù hợp về độ ồn.
– Vị trí đấu nối ống mềm vào miệng gió bị hạn chế hoặc gấp khúc sẽ làm gia tăng độ ồn lên từ 12 – 15 dB so với giá trị cung cấp từ nhà sản xuất miệng gió.
– Ngoài ra, đối với không gian điều hòa. Để tối ưu tiết kiệm nắng suất lạnh, thì việc chọn phương án thiết kế hệ thống phân phối gió theo kiểu Mixed, Displacement, Laminar theo từng loại không gian điều hòa cụ thể cũng đóng vai trò khá quan trọng cần cân nhắc đến.
– Để hiểu rõ hơn và nắm bắt được nhiều yếu tố khác liên quan, chúng ta cần tham khảo thêm nhiều tiêu chuẩn, tài liệu nước ngoại như ASHREA, BS, CIBSE,… để bạn có được cái nhình chính xác và lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
Khi bạn có nhu cầu về:
– Dịch vụ Tư vấn – Thiết kế hệ thống ống gió tầng hầm
– Dịch vụ cung cấp, lắp đặt hệ thống điều không khí và thông gió
– Dịch vụ cải tạo, bảo trì hệ thống thông gió
Xem thêm: Dịch vụ thi công hệ thống thông gió – hệ thống ống gió Dosamec
Hãy nhấc máy lên và gọi Hotline Dosamec. Chúng tôi sẽ tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ thiết kế; Cung cấp và thi công hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho dự án của bạn. Cam kết mang đến cho quý khách hàng những giá trị tốt nhất!
Hotline: 0988 200 200 (Mr. Vinh)